Với tốc độ phát triển ngày càng nhanh của các phương tiện giao thông và các hoạt động kinh tế công nghiệp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, vấn đề tiêu thụ năng lượng và phát thải khí gây ô nhiễm môi trường, ngày càng trở nên trầm trọng và luôn là sức ép đối với mọi nền kinh tế trên thế giới. Vì vậy, nhu cầu có một giải pháp hiệu quả để tiết kiệm nhiên liệu và giảm khói thải ô nhiễm từ các hoạt động giao thông, vận tải và sản xuất công nghiệp luôn luôn cấp thiết và được quan tâm nghiên cứu.
Một trong những biện pháp được áp dụng để tiết kiệm năng lượng và giảm ô nhiễm từ khí thải của động cơ là cải tiến động cơ kết hợp sử dụng kỹ thuật xử lý khói thải (công nghệ luân hồi khí xả ERG; Công nghệ tăng áp động cơ; Hệ thống cung cấp nhiên liệu Common Rail; Thiết bị xử lý khí thải dạng bẫy tái sinh liên tục (CRT) để xử lý CO, HC, muội; Kết hợp thiết bị CRT và thiết bị khử chọn lọc bằng xúc tác SCR để xử lý đồng thời CO, HC, muội và NOx) . Tuy nhiên, các công nghệ cải tiến trên đi kèm với giá thành cao và chỉ phù hợp với các thiết kế động cơ mới, khó can thiệp vào các động cơ có thiết kế cũ đang vận hành. Vì vậy, việc phát triển công nghệ thích hợp có thể áp dụng cho các động cơ hiện có là cần thiết.
Tương tự như các hoạt động tiêu thụ năng lượng trong giao thông, trong sản xuất công nghiệp, số lượng các lò đốt nồi hơi, lò xi măng, lò hơi nhiệt điện ngày càng tăng. Đặc điểm chung của các thiết bị nhiệt này là tổn thất nhiệt khá cao do nhiên liệu cháy không hết. Hơn nữa, các hệ thống nhiệt ở Việt Nam thường không được trang bị hệ thống xử lý khí thải tiên tiến nên ít nhiều thải ra các khí độc hại, như CO, muội than (HC). Do vậy, việc tăng hiệu quả cháy của nhiên liệu đốt lò nhằm giảm chi phí sản xuất và giảm phát thải khí độc hại ra môi trường là vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
Một trong những giải pháp không cần can thiệp vào “phần cứng” của động cơ cũng như của lò đốt là cải tiến nhiên liệu bằng cách sử dụng công nghệ màng bán dẫn Nano.. ,nhằm kiểm soát quá trình đốt cháy theo hướng tăng công suất động cơ hay tăng hiệu suất lò đốt, tiết kiệm nhiên liệu, giảm phát thải. Trong số các loại sản phẩm tiết kiệm nhiên liệu đã được khảo sát, nhóm thứ nhất là phụ gia cho xăng, gồm các phụ gia không chứa kim loại, như các hợp chất chứa oxy (oxygenat) alcohol, ester và ether, có thể giảm đáng kể lượng PM, hợp chất chứa nitơ (một số amin, nitrile) hoặc hợp chất chứa nitơ – oxi (các nitrat, amid) trong khói thải. Nhóm thứ hai, cũng là phụ gia cho xăng, gồm các phụ gia chứa hợp chất của kim loại, như ferrocen và hợp chất chứa Ce, Ca, Ba, Ni như naphthenat, sulphat, carbonat, có hiệu quả nhất trong việc giảm sự hình thành muội và tăng cường oxi hóa muội. Nhóm thứ ba là phụ gia cho nhiên liệu diesel, trên cơ sở hệ nhũ nước trong dầu, có tác dụng giảm khí thải độc hại và giảm tiêu thụ nhiên liệu và tăng công suất động cơ. Cơ chế hoạt động của loại phụ gia này là khi nhiên liệu bị đốt cháy trong buồng đốt của động cơ, nhờ hiện tượng vi nổ xảy ra khi có sự hóa hơi của nước bên trong giọt nhiên liệu, quá trình phun sương nhiên liệu sẽ diễn ra hiệu quả hơn dẫn đến quá trình cháy xảy ra triệt để hơn
Và nhóm đặc biệt duy nhất trên thị trường đã đưa công nghệ màng bán dẫn Nano kết hợp tia hồng ngoại xa, phản ứng nhiệt và dao động tần số cao tạo ra sản phẩm đặc biệt và duy nhất trên thị trường hiện nay đó là FECO X3
Hiện nay trên thị trường Việt Nam có rất nhiều sản phẩm tiết kiệm nhiên liệu khác nhau, tuy nhiên đều chung một công nghệ đó là sử dụng hoá học làm chất xúc tác. Mặc dù đều có tác dụng đối với việc tăng hiệu suất cho nhiên liệu nhưng các loại phụ gia này ít nhiều có mặt hạn chế, chẳng hạn:
- Có thể làm tăng mài mòn và ăn mòn các cấu trúc kim loại của động cơ, lò hơi, dẫn đến làm giảm tuổi thọ của thiết bị;
- Phụ gia sau khi thải ra có nguy cơ tạo ra nguồn thải độc hại hơn cho sức khỏe con người và hệ sinh thái;
- Hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu chưa thực sự vượt trội, nằm trong khoảng từ 5 đến 6%; đồng thời, hiệu quả giảm ô nhiễm trong khói thải cũng chưa vượt trội;
- Nhìn chung, mỗi loại phụ gia chỉ phù hợp để áp dụng với một loại nhiên liệu.
Chính vì vậy, FECO X3 ra đời và mang đến sự khác biệt, FECO X3 sử dụng công nghệ vật lý (công nghệ màng bán dẫn Nano…) với các ưu điểm vượt trội:
- Không can thiệp vào động cơ, máy móc, …
- Không thả vào buồng nhiên liệu…
- Giải quyết tối đa việc tiết kiệm nhiên liệu lên đến 25%
- Xe mạnh, đề nhanh, máy bền
- Giảm lượng khí thải độc hại đến 96%.
FECO X3 là một thanh nano bán dẫn, có kích thước 18-25nm, phát ra tia hồng ngoại xa bước sóng 8-14micromet (còn gọi là tia sáng của sự sống), tia hồng ngoại xa sẽ xử lý phân từ xăng/dầu đi qua ống dẫn nhiên liệu để băm nhỏ, mịn tất cả các phân tử xăng/dầu và tạp chất trong xăng/dầu, đồng thời hoạt hóa oxy trong không khí đầu vào, do đó quá trình đốt cháy hiệu quả hơn, giúp chúng ta tiết kiệm được nhiên liệu nhưng xe lại mạnh hơn, chạy êm hơn.